Ai trong đời cũng có một vài lần bị phồng rộp chân khi đeo giày. Việc phồng rộp chân khi đeo giày thể thao ít hơn những đôi giày khác như giày da, giày cao gót…Nhưng việc phồng rộp chân khi đeo giày thể thao rất nghiêm trọng. Đeo giày không chỉ chốc lát mà đeo trong suốt quá trình tập luyện thể thao. Chính vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân mang giày thể thao bị phồng chân và tìm ra cách khắc phục để chăm sóc đôi chân và giữ gìn đôi giày nào.
Nội dung chính
Nguyên nhân đeo giày thể thao bị phồng rộp chân
Nguyên nhân gây phồng rộp chân là do da bị cọ sát hoặc đè ép quá nhiều. Da chân của chúng ta gồm rất nhiều lớp. Khi đeo giày thể thao bị cọ xát hoặc đè ép sẽ khiến lớp da phía trên bị tách khỏi lớp da phía dưới. Chính vì như vậy nên gây ra hiện tượng phồng rộp chân. Vấn đề lớn khi da bị phồng rộp là chúng ta sẽ cảm thấy đau đớn.
Chất dịch trong suốt ở vị trí phồng rộp là do phản ứng của cơ thể để làm giảm sự tổn thương và giúp vết thương mau lành. Nhưng chất dịch này lại tạo áp lực lên da và gây nên cảm giác đau cho chúng ta. Chính vì vậy rất khó khăn khi quyết định để hay chọc bỏ lớp dịch này. Nếu để sẽ gây đau mà chọc bỏ đi thì rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng.
Mang giày thể thao bị phồng chân có thể do đôi giày quá cứng, giày kém chất lượng. Hoặc có thể do bạn đã chọn đôi giày quá chật so với kích cỡ chân của mình. Một số ít là do giày mới mua, chân bạn chưa phù hợp với kiểu dáng giày mới, giày chưa kịp giãn theo chân của bạn.
Cách khắc phục tình trạng rộp da khi đeo giày thể thao
Khi mang giày thể thao bị phồng chân, trước khi tìm cách để tránh bị phồng rộp cho lần đeo tiếp theo hãy khắc phục tình trạng phồng rộp da trước. Sau đây là cách điều trị vết phồng rộp trên da chân khi đeo giày.
Trường hợp nhẹ
Trường hợp nhẹ như vết thương nhỏ hoặc không ảnh hưởng đến việc đi loại hàng ngày. Bạn không nên chọc vỡ vết thương để nước chảy ra. Nên rửa vết thương bằng nước ấm hoặc sát trùng bằng dung dịch sát trùng. Sau đó có thể bôi thêm kem kháng sinh lên trên phần da rộp. Cứ làm như vậy đến khi vết thương khỏi hẳn
Trường hợp nặng
Tùy theo tình trạng của vết rộp để biết nên làm như thế nào. Nếu thấy vết rộp không thể tự lành được hoặc quá vướng khi bạn đi lại hãy chọc bỏ nước đi. Sau đó thực hiện bôi sát trùng để bảo vệ vết thương. Cụ thể hãy làm theo hướng dẫn sau:
Chọc bỏ phần nước rộp
Việc chọc bỏ phần nước rộp không được làm tùy tiện sẽ gây ra nhiễm trùng vết thương. Có thể chọc bỏ phần nước bằng cách dùng kim đâm vào 1 bên của vết phồng rộp. Sau đó nước sẽ từ từ chảy ra cho đến khi hết nước trong vết thương. Lưu ý kim phải được khử trùng bằng nước sôi hoặc nước sát trùng. Tiện lợi hơn có thể dùng kim y tế đã được sát trùng sẵn.
Khử trùng vết thương
Sau khi chọc bỏ nước vết thương rất dễ nhiễm trùng, chính vì vậy việc quan trọng là phải bôi sát trùng lên vết thương. Sau đó có thể bôi kem kháng sinh giúp vết thương mau lành. Không nên bóc lớp da trên bề mặt vết thương, đây là lớp da bảo vệ. Nếu bóc lớp da, vết thương sẽ có cảm giác đau hơn và dễ viêm nhiễm hơn.
Cảm giác đầu tiên khi bôi sát trùng lên có thể buốt hoặc nhức. Nhưng đây chỉ là cảm giác lúc ban đầu mới bôi, nó sẽ dịu nhẹ đi rất nhiều. Bạn không nên bỏ qua bước này, vì vết phồng rộp đến mức phải chọc bỏ nước là vết khá lớn và nghiêm trọng. Thời gian lành vết thương sẽ rất lâu nên cần sát trùng tốt.
Băng vết thương
Nếu bạn chỉ ở nhà hoặc môi trường làm việc sạch sẽ thì không nên băng vết thương. Việc để vết thương khô thoáng tự nhiên sẽ nhanh lành hơn việc băng kín. Trường hợp bạn phải đi đến những nơi vệ sinh không tốt hoặc nơi làm việc không được vệ sinh. Bạn nên băng vết thương lại để tránh bụi bẩn bám vào.
Nên băng vết thương bằng gạc y tế hoặc miếng băng cá nhân. Lưu ý không nên để băng gạc dính vào vết phồng rộp, vì khi gỡ băng ra sẽ đau hơn. Không những đau mà còn có thể làm tổn thương vết thương hơn.
Giữ vệ sinh và không nên làm vết thương thêm nghiêm trọng
Việc giữ gìn vệ sinh vết thương rất quan trọng, nó quyết định đến vết thương có nhanh lành hay không. Không nên tiếp tục đeo giày chật khi vết thương chưa khỏi, nó sẽ làm vết thương nghiêm trọng hơn. Nếu vết thương nghiêm trọng hơn có thể mất rất nhiều thời gian lành. Thậm chí sau khi lành, có thể vết thương sẽ để lại sẹo.
Tham khảo thêm:
- 6 Cách chọn giày thể thao cho người chân to bạn nên biết
- Cách kết hợp giày thể thao với váy hội chị em nên xem ngay
Các cách để tránh tình trạng phồng chân khi đeo giày thể thao
Sau khi tìm được ra nguyên nhân mang giày thể thao bị phồng chân bạn nên biết cách phòng tránh nó. Foot.vn xin chia sẻ một số cách giúp bạn giảm tránh tình trạng phồng rộp chân khi đeo giày.
Chọn giày chất lượng
Hãy chọn cho mình đôi giày thể thao có chất lượng tốt. Cụ thể là phần chất liệu da hay vải đều phải mềm mại, phần chỉ khâu không bị thừa và vón cục. Không những thế phần keo dán không bị thừa ra ngoài, giày thiết kế phải chuẩn phom chân. Như vậy khi đeo mới không bị đè nén và cọ xát.
Chọn giày chuẩn kích cỡ
Nên chọn giày chuẩn theo cỡ chân, không nên đeo giày rộng hơn hoặc nhỏ hơn. Vì như thế sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại và ảnh hưởng đến cả bàn chân của bạn. Nếu chọn đôi giày nhỏ hơn cỡ chân, chân bạn sẽ bị bó hẹp rất dễ bị đè ép và cọ xát. Như vậy rất dễ bị phồng rộp phần da chân khi đi lại nhiều hoặc chơi thể thao. Lưu ý nên chọn giày vào buổi chiều vì lúc đó chân của bạn đạt kích cỡ to nhất sau hoạt động dài. Kích cỡ này cũng tương ứng với kích cỡ chân sau khi chơi thể thao xong.
Mang theo miếng lót
Nếu đôi giày bạn chưa đi quen hay mới đi lần đầu. Bạn nên mang theo miếng lót để phòng trường hợp xảy ra. Nếu bạn có cảm giác cọ xát ở một điểm nào đó, hãy dùng miếng lót để bảo vệ phần da đó tránh bị phồng rộp.
Sử dụng phấn rôm
Phấn rôm không chỉ có tác dụng hút ẩm và khử mùi khi đeo giày thể thao. Nó còn giúp chân bạn giảm ma sát khi đeo giày, đặc biệt là những đôi giày mới mua. Chính vì vậy khi đeo giày mới, để cẩn thận nên cho một chút phấn rôm vào trong đôi giày.
Đeo tất
Đeo tất chính là cách đơn giản nhất để bạn bảo vệ đôi chân của mình. Khi thử giày bạn cũng nên đeo tất để chọn được cỡ giày vừa vặn. Khi sử dụng bạn cũng nên đeo tất để bảo vệ da chân. Nên chọn các loại tất êm và có phần cao su để tất bám vào giày chống được sự trợ trượt.
Khoai tây
Nghe rất buồn cười nhưng đây lại là một cách. Chọn các củ khoai tây có kích cỡ to hơn đôi giày một chút, nhét củ khoai tây vào trong giày. Sáng hôm sau tỉnh dậy, bỏ các củ khoai tây ra, bạn đã có một đôi giày thể thao thoải mái để đi lại
Lời kết
Vậy là các bạn đã không còn sợ khi mang giày thể thao bị phồng chân. Vậy hãy thỏa sức diện những đôi giày thể thao hợp với trang phục của bạn. Hay mua những đôi giày thể thao mới để chơi các môn thể thao. Muốn biết thêm thông tin về các sản phẩm giày hay các mẹo bổ ích liên quan đến giày thể thao. Hãy đến kho thông tin bổ ích về giày thể thao foot.vn, thế giới giày thể thao nằm trong bàn tay bạn.